Những thông tin trái chiều xoay quanh vụ hack FTX vào sáng 12/11 đang khiến nhiều người bất lực trong việc xác định xem ai là người đang cầm tiền của sàn.
Như đã được Coin68 đưa tin, sáng 12/11, cộng đồng tiền mã hóa đã một phen náo loạn khi phát hiện FTX bất ngờ chuyển một khoản tài khoản theo sau là cuộc giành giật của hai bên là “hacker mũ đen” cố tình rút tiền khỏi sàn, và “hacker mũ trắng” tìm mọi cách để bảo vệ số tiền có giá trị ước tính là 600 triệu USD ấy. Vụ tấn công chỉ diễn ra khoảng 12 giờ sau khi FTX tuyên bố phá sản, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nền tảng giao dịch chủ sau 7 ngày gặp khó khăn.
Kể từ đó đến nay, hacker đã chuyển đổi số tiền mã hóa khoảng 300 triệu USD lấy được sang Ethereum, trở thành “cá voi” ETH lớn thứ 34 thế giới.
Mặc dù vậy, câu hỏi đặt ra là ai là “hacker mũ trắng”, và ai là “hacker mũ đen”?
Theo các tuyên bố được đại diện đơn vị phá sản tiếp quản FTX, có vẻ như đội ngũ này chính là người đóng vai “hacker mũ trắng”, cố khôi phục lại tiền sau khi phát hiện hành vi đáng ngờ.
Ở phía bên kia, sàn Karen thì tuyên bố đã nắm được danh tính “hacker mũ đen” tấn công vào FTX vì hắn được cho là đã nạp tiền thông qua sàn để làm phí giao dịch cho vụ hack, đồng thời đã đóng băng tài khoản ấy theo yêu cầu của pháp luật.
Kể cả cựu CEO Sam Bankman-Fried, trong bài phỏng vấn thật lòng chứa đựng nhiều bí mật đen tối của FTX, cũng nói rằng hacker có thể là một nhân viên bất mãn của sàn, hoặc được thực hiện qua một máy tính của sàn mà đã dính mã độc.
Trong khi đó, vào sáng 18/11, đến lượt Ủy ban Chứng khoán Bahamas – nơi FTX đặt trụ sở hoạt động – ra thông báo đã chiếm quyền kiểm soát tài sản của người dùng FTX và đưa vào ví lạnh để giữ an toàn.
Tuyên bố của Ủy ban đã khiến không ít người cảm thấy bối rối bởi không rõ nên tin tưởng ai. Đến đây thì phải làm rõ một mấu chốt quan trọng: trong khi FTX.com và FTX US thì đăng ký phá sản theo Chương 11 lên tòa án Delaware (Mỹ) và được một đơn vị chuyên trách phá sản doanh nghiệp tiếp quản, thì FTX Digital Markets – công ty con của FTX tại Bahamas – lại không được đề cập trong hồ sơ phá sản. Đây có lẽ là lý do để cả đơn vị phá sản lẫn Bahamas đều có nước đi để bảo quản tài sản còn lại trên sàn để phục vụ quy trình phá sản.
Tiếp đến, vào ngày 15/11, FTX Digital Markets lại nộp hồ sơ phá sản theo Chương 15 lên tòa án New York – chương 15 là hình thức phá sản cho các công ty nước ngoài nhưng có khách hàng người Mỹ. Đội ngũ phá sản hiện tại của FTX cáo buộc đây là thủ đoạn của Sam-Bankend-Fried cùng chính quyền của Bahamas nhằm làm rối rắm vụ việc lên và tìm cách chuyển tiền từ FTX và FTX US sang Bahamas, nơi có pháp luật lỏng lẻo hơn. Bản thân vị cựu CEO của FTX cũng bị rò rỉ tin nhắn cho thấy bất mãn với quyết định phá sản, gọi đây là hối tiếc lớn nhât..
Có thể thấy sự sụp đổ của FTX, bên cạnh việc gây khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường tiền mã hóa và kéo theo nhiều tootr chức lớn còn gây nên sự chồng chéo pháp lý khi sàn có đến hơn 130 công ty con trên toàn cầu đều tuyên bố phá sản cùng một lúc.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Bahamas cũng bác bỏ thông tin đã yêu cầu FTX nối lại chức năng rút tiền cho người dân Bahamas, dẫn đến việc không ít người dùng FTX đã tìm cách gian lận KYC để cố gắng lấy lại tài sản.
Vẫn cần phải chờ thêm xác nhận từ các bên liên quan để xem ai mới đang thực sự là người nắm giữ số tiền crypto của người dùng trên FTX. Tuy nhiên, cộng đồng crypto đang lan truyền giả thuyết rằng chính Sam Bankman-Fried, theo chỉ đạo của chính quyền Bahamas, đã đóng vai làm “hacker mũ đen” nhằm giữ lại tiền sao cho nằm trong chủ quyền pháp lý Bahamas.
Trong một diễn biến liên quan, vào tối ngày 18/11, tân CEO FTX John. J. Ray III, người sẽ quản lý hoạt động phá sản của sàn, nhận xét “chưa từng chứng kiến một sự thất bại hoàn toàn trong việc quản lý doanh nghiệp như vậy trong sự nghiệp hơn 40 năm của ông. Ông John J. Ray III được biết chính là người xử lý vụ phá sản của Enron, một trong những trọng án lừa đảo kinh tế nghiêm trọng nhất lịch sử nước Mỹ.
Theo nguồn sưu tầm.