Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao với thông tin máy chủ đồng tiền số nổi tiếng Việt Nam bị tấn công, dữ liệu cá nhân của gần 2 triệu người dùng Việt đã bị rò rỉ, được rao bán trên một diễn đàn.
Diễn đàn này có tên R***forums – là nơi thường được các hacker sử dụng để rao bán dữ liệu mà họ đánh cắp được. Một hacker có tên vndcio cho biết đã xâm nhập vào được máy chủ của ONUS để lấy dữ liệu từ người dùng. (ONUS là tên mới của ứng dụng VNDC, VNDC là đồng tiền số ổn định (hay stablecoin) tính chất tương tự như các đồng tiền số với giá trị được neo theo USD như USDT hay BUSD trên thế giới).
Các dữ liệu này được hacker vndcio tiết lộ bao gồm số điện thoại và tên thật dùng để đăng ký tài khoản của người dùng cũng như hàng loạt ảnh chụp giấy tờ định danh cá nhân như CMND/CCCD và các đoạn clip ghi hình xác thực gương mặt của người dùng.
Đối với vấn đề này, Hiếu PC – chuyên gia an ninh mạng đã lên tiếng về sự nguy hiểm khi các thông tin trên CMND/CCCD bị lộ mà người dùng nên biết, đồng thời là những hành động phải làm ngay lập tức khi phát hiện thông tin, dữ liệu cá nhân của mình bị rò rỉ.
1. Nên rà soát các thiết bị đang đăng nhập ở các tài khoản online và đổi mật khẩu ngay lập tức, ít nhất 3 tháng đổi mật khẩu một lần và nên cài đặt chế độ bảo mật 2 bước cho các tài khoản online của bạn.
2. Nhiều công ty ảo ra thông báo tuyển nhân sự để thu hút hồ sơ xin việc. Sau đó, họ lấy CMND/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo nhằm mục đích qua mặt cơ quan chức năng khi kiểm tra.
3. Việc vay tiền tại các tổ chức tín dụng đang càng ngày càng trở nên dễ dàng khi người vay chỉ cần cung cấp số CMND/CCCD, số điện thoại. Lợi dụng thông tin bị rò rỉ, nhiều người sử dụng vay tiền và chủ nhân số CMND/CCCD trở thành con nợ.
5. Khi mất giấy CMND/CCCD, bạn nên trình báo lên cơ quan chức năng để báo mất và làm lại giấy tờ. Đồng thời phòng ngừa trường hợp số CMND/CCCD bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật thì có căn cứ để chứng minh bản thân không có liên quan đến các giao dịch dân sự đó.
Một điều lưu ý nữa chính là hiện nay pháp luật Việt Nam không công nhận và bảo vệ những nhà đầu tư tham gia vào thị trường tiền mã hoá, do đó người dùng phải càng nâng cao cảnh giác để bảo vệ chính quyền lợi của mình.
Lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân trên các giấy tờ định danh như CCCD/CMND bạn cần chú ý các điều sau:
– Không đăng tải các giấy tờ cá nhân, tài sản lên mạng xã hội
– Nếu cần chia sẻ thông tin danh tính cá nhân với ai đó bằng bất cứ ứng dụng nào như Zalo, Viber, Messenger… cần thu hồi sau khi nhắn để đảm bảo.
– Sớm nâng cấp lên CCCD gắn chip.
– Tạo email, trang bị SĐT riêng để đăng ký các dịch vụ yêu cầu nhập thông tin cá nhân.
– Tránh mua SIM số ảo, số đã qua sử dụng vì có thể những số này đã đăng ký những dịch vụ vay online không rõ ràng.
– Không cung cấp CMND/CCCD cho những dịch vụ không thiết yếu.
– Không cho người khác mượn CMND/CCCD nếu không có mục đích chính xác.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam.
GameFi (viết tắt của Game + Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Theo nguồn sưu tầm.