CẢNH BÁO: CAMERA, TIVI… KẾT NỐI INTERNET ĐỀU CÓ THỂ BỊ TIN TẶC TẤN CÔNG.

Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, cách mạng số, không gian mạng kết nối toàn cầu với đặc tính không biên giới cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới, khiến cho an ninh mạng không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực đều có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị thông minh. Sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể đã làm thay đổi cách thức con người tiến hành công việc, tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cuộc cách mạng” về tổ chức các chuỗi sản xuất – giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng cũng đặt ra những thách thức to lớn cho vấn đề bảo đảm an ninh mạng. Bởi thực tế, theo cảnh báo của các chuyên gia công nghệ, mỗi thiết bị kết nối Internet như camera, TV… đều có thể tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm từ tin tặc.
Theo các chuyên gia, để kiểm tra nguy cơ xâm phạm, người dùng có có thể vào trang web đen. Chỉ cần gõ từ khóa “camera country:vn”, hệ thống sẽ đưa ra kết quả tại Việt Nam có hơn 445.000 camera giám sát đang trực tuyến trên mạng. Phần lớn chúng xuất xứ từ một nhà sản xuất Trung Quốc có tên Hikvision.
Theo báo cáo thị trường của Comparitech năm 2019, tổng số camera giám sát tại Việt Nam là 2,6 triệu thiết bị đang hoạt động. Như vậy, nếu không bảo mật kỹ lưỡng, tin tặc có thể xâm nhập và chia sẻ hình ảnh, video từ các gia đình.
Trước đó, Việt Nam cũng từng xuất hiện tình trạng mua bán clip từ những tài khoản camera do đối tượng xấu đánh cắp. Tùy theo chất lượng nội dung, các hội nhóm rao bán clip nhạy cảm sẽ thu phí từ 100.000 đến 250.000 đồng.
Không chỉ camera giám sát, các thiết bị IoT (Internet of things) khác như TV thông minh cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Cuối năm 2020, các chuyên gia bảo mật Mỹ phát hiện một số mẫu TV TCL tồn tại lỗ hổng cửa hậu (back door) liên kết đến máy chủ ở Trung Quốc, cho phép kẻ tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị và đánh cắp dữ liệu từ xa.
NHƯ VẬY, BÊN CẠNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH, BẤT KỲ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH VẬT CHỨA NGUY CƠ XÂM PHẠM RIÊNG TƯ TIỀM ẨN.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu đăng tải trên Checkpoint Research, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng việc người dân ở nhà nhiều hơn,phát triển một ứng dụng với tên FlixOnline, sử dụng hình ảnh Netflix và quảng cáo xem phim miễn phí để thu hút người dùng.
Nếu người dùng tải FlixOnline và cấp quyền cho ứng dụng, tin tặc sẽ len lỏi vào các ứng dụng nhắn tin của người dùng, giả mạo họ để gửi tin nhắn gồm đường link chứa mã độc tới bạn bè. Nội dung tin nhắn thường có thông điệp “Netflix tặng hai tháng sử dụng miễn phí gói Premium”. Với sự tin tưởng bạn bè, người dùng có thể nhấn vào liên kết có chứa mã độc.
Với những nguy cơ phổ biến kể trên, bất kỳ ai, hộ gia đình nào cũng có thể trở thành nạn nhân của các vấn đề về an ninh mạng. Để giải quyết vấn đề này, người dùng có thể cài đặt phần mềm diệt virus, cập nhật firmware, chọn nhà sản xuất thiết bị uy tín, tỉnh táo và cẩn trọng trước bất kỳ đường liên kết lạ,…
Tuy nhiên, để tránh rủi ro cao hơn, người dùng có thể hướng tới việc bảo mật cá nhân bằng sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhờ vậy, các vấn đề này có thể xử lý từ gốc, tất cả thiết bị kết nối vào mạng Internet gia đình đều được bảo vệ ngay từ đầu.
Theo nguồn sưu tầm.

Nhận tin tức mới nhất về An ninh mạng vào hộp thư của bạn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây