HACKER LỢI DỤNG TWITTER ĐỂ TẤN CÔNG CÁC TÀI KHOẢN TIỀN ĐIỆN TỬ.

Những hacker đang dần nhắm mục tiêu vào các nhà đầu tư tiền điện tử trên Twitter.
Gadgets360 ngày 22.8 đưa tin, cộng đồng tiền điện tử trên Twitter đang bị những hacker tấn công bằng các chiến thuật lừa đảo tinh vi, chẳng hạn như sử dụng các trang web sao chép, tấn công các tài khoản đã được xác minh hoặc dẫn dụ người dùng tham gia vào các dự án tiền điện tử giả mạo.
Theo đó, những kẻ xấu này sẽ tự xưng là nhà phát triển blockchain và yêu cầu người dùng phải đóng một khoản phí để triển khai hợp đồng thông minh có tác dụng giúp họ thu hồi các khoản tiền bị đánh cắp hoặc thua lỗ. Tất nhiên, sau khi lừa đảo thành công, chúng sẽ lấy phí và bỏ trốn.
Trước đây, những hacker thường thay thế URL của các tài khoản hợp pháp bằng các tài khoản do chúng tạo ra.
Một khi mục tiêu truy cập trang web giả mạo và cung cấp thông tin đăng nhập, ngay lập tức tài sản tiền điện tử của họ sẽ nằm trong tầm kiểm soát của kẻ lừa đảo.
Các trò lừa đảo thông qua thư unicode hay tài khoản honeypot gần đây đã gia tăng mạnh mẽ.
Hiện nay, những trò lừa đảo còn diễn ra qua các phương thức hiện đại hơn thư unicode hay tài khoản honeypot, trong đó Twitter được sử dụng như một nền tảng nhắn tin.
Cụ thể, hacker sẽ liên hệ với người dùng qua tin nhắn trực tiếp, cung cấp cho họ các mẹo giải quyết vấn đề giao dịch tiền điện tử để xâm nhập và ăn cắp thông tin.
Một báo cáo gần đây của trang tin Bankless Times đã tuyên bố rằng các nhà đầu tư tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ đã mất khoảng 185 triệu USD từ tháng 1.2021 đến tháng 3.2022 do các vụ ăn cắp tiền và tổng cộng hơn 1 tỉ USD do các hoạt động gian lận khác.
Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Hồng Kông đã chứng kiến ​​mức tăng đáng báo động của các vụ lừa đảo tiền điện tử so với cùng kỳ năm 2021, lên tới 105%.
Hiện tại, ước tính Twitter có hơn 200 triệu người dùng trên khắp thế giới. Các thành viên của cộng đồng tiền điện tử, blockchain và Web3 chủ yếu kết nối với nhau thông qua các hashtag bắt đầu bằng #. Và chính những cụm thẻ bắt đầu bằng # này lại là thứ giúp tin tặc và kẻ lừa đảo dễ dàng xác định nạn nhân tiềm năng hơn.
Các cơ quan an ninh từ một số quốc gia bao gồm FBI của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo cộng đồng tiền điện tử, khuyên họ không nên tương tác với các tài khoản lạ để tự bảo vệ mình khỏi rủi ro tài chính.
Tháng 6.2022, cảnh sát liên bang Mỹ FBI đã tiết lộ rằng những kẻ xấu thậm chí còn đóng giả làm cố vấn tài chính chuyên nghiệp để tiếp cận với người dùng trang LinkedIn.
Theo báo cáo của CNBC, một loạt người dùng LinkedIn đã mất từ 200.000 USD đến 1,6 triệu USD do bị lừa đảo trong các vụ liên quan đến tiền điện tử.
Theo nguồn sưu tầm.

Nhận tin tức mới nhất về An ninh mạng vào hộp thư của bạn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây